Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ASEAN sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế số và đang tìm kiếm sự hỗ trợ có trọng điểm để khai thác tối đa tiềm năng của họ. Theo một nghiên cứu do ICC và Google thực hiện, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) khu vực ASEAN mới chỉ có mức độ tham gia tương đối thấp vào hoạt động thương mại trong khu vực so với tầm quan trọng về mặt kinh tế của họ và 60% các công ty này có mối quan tâm mạnh mẽ đến việc mở rộng hoạt động sang các thị trường mới trong khu vực. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt các cơ hội mới trong khu vực, hơn 75% số MSME được khảo sát cho biết họ có cần có sự hỗ trợ phù hợp để nâng cao kỹ năng và khả năng của họ về marketing kỹ thuật số cũng như ứng dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số để tiếp cận thông tin thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu đó, ICC, Google và ITC phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - VECOM đang triển khai Chương trình hỗ trợ xuất khẩu kỹ thuật số (DEEP) dành cho doanh nghiệp nhỏ khu vực ASEAN thông qua chương trình đào tạo trong vòng hai ngày (28-29/11/2023) tại Hà Nội theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Trong khuôn khổ chương trình DEEP, Hiệp hội Thương Mại điện tử Việt Nam - VECOM đã tổ chức chương trình đào tạo trong hai ngày (28-29/11/2023) tại Hà Nội. Chương trình đào tạo đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp quan tâm đến việc triển khai xuất khẩu trên nền tảng trực tuyến.
Trong hai ngày đào tạo, doanh nghiệp và học viên đã được trang bị kiến thức từ tổng quan đến thực chiến về xuất khẩu. Các nội dung đào tạo bao gồm:
- Tổng quan về xuất khẩu: Tại sao lại là xuất khẩu, các bước để thực hiện xuất khẩu, và các công cụ xuất khẩu như Market Finder - Google.
- Tổng quan về các xu hướng thương mại và hiệu quả của các thị trường ASEAN, giới thiệu về Bản đồ thương mại ITC (ITC Trade Map) để ước tính cơ hội thương mại trong tương lai.
- Marketing kỹ thuật số: Cung cấp thông tin tổng quan về Marketing kỹ thuật số, tầm quan trọng của nó, và các kênh và nền tảng khác nhau để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Hướng dẫn về cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) khi xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ, gồm đăng ký quyền, dự thảo hợp đồng và thực thi các quyền để chống vi phạm.
Quý Doanh nghiệp tham gia đào tạo offline
Các Doanh nghiệp tham gia đào tạo online
Chương trình đào tạo này đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có được kiến thức sâu sắc về xuất khẩu kỹ thuật số và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ pháp luật trong thương mại quốc tế, từ đó tạo ra cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường mới trong khu vực ASEAN.
Trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hy vọng trong các chương trình sắp tới quý doanh nghiệp sẽ đồng hành, góp phần nâng cao kỹ năng kinh doanh và xuất khấu trực tuyến.
Tài liệu chương trình: Tại đây